đố vui

Posted by Hoàng Trúc on Tháng Tám 31, 2011

*****

Hoa nào mà chẳng tàn phai

Hoa nào quên tắm mỗi ngày vẫn xanh

Hoa nào chẳng kẻ dỗ dành

Hoa nào năm tháng một cành chẳng thêm?

*

Con gì sống phải có đôi

Mọc ra chỗ hiểm, đứng ngồi gian nan

Cơm canh, thịt cá chớ màng

Quanh năm tắm gội- dọc ngan đi về?

nhờ các bạn đoán ra nhưng phải trả lời bằng thơ nhé!

Last modified on Tháng Mười Một 29, 2011

Categories: Thơ vui
7 Comments »

« | Home | »

7 Responses to “đố vui”

  1. Hoàng Trúc Says:

    Chút hương đọng lại trên cành
    Sợ làn gió thổi mộng lành lung lay
    Bên trời lơ lửng áng mây
    Xin đừng rơi lệ cho ai bận lòng

    anh giải sai rồi – giải lại đi! anh phải cố nghĩ chứ….cười…khôngđược chịu thua nhé!

  2. Hoàng Trúc Says:

    em mà không tắm cả thế gian chết hết , chứ nói gì đến tàn….

  3. nguyenphan Says:

    Hoa đá năm tháng chẳng phai
    Hoa vải quên tắm vẫn xanh như thường
    Sầu đông chẳng kẻ dỗ dành
    Hoa tay năm tháng một cành chẳng thêm

    Con đò (ghe) sống phải có đôi
    Ở trong chỗ hiểm dập dềnh xuống lên
    quanh năm thịt cá chẳng thèm
    Nắng mưa tắm gội đi về dọc ngang

  4. nguyenphan Says:

    Sửa lại 4 câu hoa chút nhé !

    Hoa đá chẳng thể tàn phai
    Hoa vải không tắm sắc tài vẹn đôi
    Sầu đông cắn chặt bờ môi
    Hoa tay năn tháng chẳng dôi cành nào

  5. Hoàng Trúc Says:

    ngày nay tân tiến lắm tài
    nhựa – đem đục đẻo cành mai cành hồng
    năm xưa mua độ vài đồng
    tết nay khoe lại cành hồng năm xưa

    anh đoán giỏi quá là hoa nhựa…cười….hoa vải như nhau

    nhưng câu thứ hai sai rồi…..đoán lại lần nữa nhé!….

  6. nguyenphan Says:

    Trúc ơi ! Trong tứ thơ đầu là 4 loại hoa chứ đâu phải một mình hoa nhựa hay hoa vải phải không em ?
    Còn tứ thơ thứ 2 : theo suy nghĩ của anh :
    Con đò không thể thiếu nước bởi không có nước thì làm gì có đò.
    Ở câu thứ 2 theo nghĩa đen chắc em hiểu.
    Câu 3 và 4 thì hình tượng con đò là hợp lý.

    Còn nếu không đúng thì cho anh hỏi :
    Ở câu 3 của tứ thơ thứ 2 : hai từ ” chớ màng ” này khá mơ hồ bởi nó không thể tồn tại trong một câu đố vì theo suy nghĩ của anh, câu này là một câu có nghĩa : dạy bảo hoặc răn đe ” Cơm canh thịt cá chớ màng. Nếu em thay bằng hai từ “chẳng màng” thì câu đố mới có nghĩa và anh sẽ chịu khó đầu tư. (Trao đổi cho vui . phải không em?)

  7. Hoàng Trúc Says:

    thật ra – trúc bình và nguyên phan đều đúng cả
    mỗi người một cái nhìn khác nhau thôi
    riêng câu thứ hai rất khó:

    một đời nô lệ khiếp người
    chủ đâu tôi đó ngậm cười bên khe
    tên tôi ai cũng quý nè!..
    là đôi mắt cá mọc kè hai chân.

    là con mắt cá đó

    hai anh của em à….

Leave a Reply