Xuân nhật Ngày xuân
còn lại đàn em tôi
Hán văn
Vũ tùng thiên giáng
Thông thủy hà giang
Xuân phong lưu ngữ
Cảm chi hoài gia
Ca đãi minh nguyệt
Khúc tận vong tình
Xử nhược đại mộng
Vi hồ kỳ sinh ?….
Việt văn
Mưa từ trời xuống
Nước đổ vào sông
Gió xuân vẳng tiếng
Thấy cảnh nhớ nhà
Đành ca đợi nguyệt
Lời hết quên tình
Đời tựa mộng lớn
Sao phải nhọc mình?….
Categories: Thơ đời, Thơ tình
10 Comments »
« xuân của mọi người | Home | Kiếp phù dung »
Tháng Mười Hai 25th, 2011 at 3:33 Chiều
MCS xin thử dịch bài nầy qua lục bát nhé. Thưa nữ sĩ?
NGÀY XUÂN MỚI
Giọt mưa rơi xuống từ trời
Chảy vào sông rộng nơi đâu bến bờ?
Gió xuân vẳng mấy lời thơ
Nhà xua chốn cũ bây giờ ra sao?
Ta ngồi đợi ánh trăng cao
Bâng khuâng nhớ cuộc tình nào đã xa!
Đời là giấc mộng thoáng qua
Bận tâm chi chuyện phù hoa cực mình.
MAI CHIÊU SƯƠNG
25/ 12/ 2011
Tháng Mười Hai 25th, 2011 at 4:11 Chiều
đừng ghẹo em nhé! tập tành học từ ba đấy
ý bài dưới đã rõ rồi, anh phổ khá lắm chỉ có hai câu đầu theo em thì như vậy!
giọt mưa rơi xuống từ trời
chảy vào sông rộng “đầy vơi” bến bờ
đã theo đúng luật thì không được sai vần, thất niên . nhưng khen anh giỏi lắm đấy,
Tháng Mười Hai 25th, 2011 at 5:09 Chiều
ta mượn của người ‘tình” đấy sao?
ai đem trăng gió vỗ cành đào?
muôn xuân đơm mộng đời say cảnh
vạn bóng hương bay tìm nhớ nhau
ta mượn của người, ta sẽ trả!
hạc vàng cưỡi xuống hạ đêm thâu
mang tình em nợ vào hoang dã
một bóng chung chăn đến bạc đầu
Tháng Mười Hai 25th, 2011 at 5:09 Chiều
ta mượn của người ‘tình” đấy sao?
ai đem trăng gió vỗ cành đào?
muôn xuân đơm mộng đời say cảnh
vạn bóng hương bay tìm nhớ nhau
ta mượn của người, ta sẽ trả!
hạc vàng cưỡi xuống hạ đêm thâu
mang tình em nợ vào hoang dã
một bóng chung chăn đến bạc đầu
Tháng Mười Hai 25th, 2011 at 7:27 Chiều
Cười. MCS làm thơ theo…hơi thở chứ không bao giờ nháp đâu nữ sĩ ạ.
Gặp đâu viết đó, viết xong quên ngay. Suốt một năm tròn mỗi ngày gõ phím tặng “CGÔĐ” một bài thơ, có ngày 2, 3 bài gởi thẳng vào blog của nàng đúng 365 ngày…không thiếu ngày nào, dự định…chơi luôn 1001. Vậy mà giờ tìm một mảnh giấy lưu cũng không có đấy. Hi. Anh chỉ làm thơ chơi chứ không…định làm nhà thơ đâu em ạ. Cười.
Tháng Mười Hai 25th, 2011 at 9:24 Chiều
LHT VUI HAY LO?
(Mấy câu đầu dựa vào bài Hán văn của em)
Mưa trời nặng hạt rơi rơi
Mưa tình tưới mát cuộc đời đơm hoa
Xuân lai buồn cảnh xa nhà
Én bay dệt khúc sầu ca nát lòng
Người ơi còn nhớ ta không?
Chăn đơn gối lể buồn trông trăng tà
Gió vùi sóng dập đã qua
Đến ngày rực rỡ rộn hoa lá cành
Từ nay vui hưởng mộng lành
Bên nhau thơ phú dệt lành trăng cao.
Tháng Mười Hai 26th, 2011 at 1:02 Chiều
người hàng xóm à, tất cả đều là phù du
lo làm gì cho cực lòng cứ để tự nhiên nhé!
Tháng Mười Hai 26th, 2011 at 3:30 Sáng
Làm thơ cũng là một cách lao động đó em. Nó cũng làm…hao tổn năng lượng linh hồn như lao lực chân tay làm thể xác mệt mỏi vậy. Tuy nhiên sự “lao động” nầy là…ĐẠO. Thơ là đạo em ạ, “kẻ ngoại đạo” của thơ thì không biết thơ là gì. Rất hân hạnh có một nữ sĩ nhạy cảm, tài sắc vẹn toàn như em đồng điệu. Anh vẫn sống với cái chân lý của anh là :”Thơ thà để lấm phong sương/ Đừng làm giá áo, túi cơm tội đời” (MCS) Thơ phát đi từ tâm linh mang sự huyền nhiệm của tiếng nói con tim, do đó không có tình yêu thì không…thơ được; Làm thơ thì dễ như… ăn kẹo; Cái khó là thơ KHÔ hay thơ ƯỚT mà thôi – Thơ được kết tụ từ rung cảm chớp lên của tâm thức mới có hồn và hay được, thơ đó là đẳng thượng thanh khí, còn thơ đục, gò, đẽo, rặn thành những bè chữ nặng nề đó là thơ của…”nhà thơ” phải không nữ sĩ?
Tháng Mười Hai 26th, 2011 at 1:09 Chiều
anh nói có một phần em đồng ý, đã nói “văn ôn võ luyện” trời cho anh chất thơ trong người đó là điều hay nhưng phải có sự rèn luyện
nên văn hóa vN được hấp thụ từ TQ rất nhiều.
trước thời xuân thu lập quốc đã có thơ đường luật ” thất ngon tứ tuyệt sau giai đoạn đó một ít, đã ra một loại thơ gọi là thơ tự do còn gọi “phong giả” hay là thơ văn xuôi. dùng cho người bình dân.
thường thường sau câu thơ có chữ ” hề” như trước đây em đã nói với anh!
đến thời nữ hoàng ALIZaBET thì thơ tự do tám chữ rộ lên tại các phương đông.
thơ cũng là một âm nhạc có tính cánh di chuyển cấu trúc, vận, từ, chặt chẽ
nếu đã là thơ đường luật,bảy chữ, năm chữ, bốn chữ, sáu chữ, thì kỹ thuật “trắc- bằng” phải đối rõ ràng tính từ, động từ, danh từ,v v…. phải rất chính xác kể cả thơ lục bát cũng vậy không được sai vận sai niên
nhưng bây giờ thơ nó tùm lum, ai muốn viết gì cũng được cái quan trọng là bài thơ đó có được các nhà nghiên cứu sữ học chấp nhận hay không.
còn về vấn đề làm thơ để giải trí riêng cho mình thì sao cũng được miễn mình vui là được rồi.
nói thật với anh cuộc đời em rất buồn không có ai tâm sự nỗi lòng, nên mới trút hết vô thơ để giải sầu qua ngày thôi. đối với em mà nói tất cả là phù du .
Tháng Mười Hai 26th, 2011 at 2:03 Chiều
Tất nhiên ĐỊNH LÝ về thơ như em nói là đúng rồi…và nó nhiều đến…ê a nhàm chán, khô khốc, gượng gạo, sáo mòn đến phát khiếp em ạ. Em thử là LHT rất riêng đi. Có sao đâu? Ở bên tây hoài quên dần chính tả VN rồi nữ sĩ à. Chú ý chút nhé.